Truy cập nội dung luôn

 

Đường dây nóng Bộ Y Tế: 1900 9095, Đường dây nóng đơn vị: 0919 282 169

Chi tiết tin

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG NIFEDIPIN
04/11/2019

 
 

​ GIẢI PHÓNG TỨC THỜI.


Nifedipin là thuốc thuộc nhóm chẹn kênh calci, có tác dụng hạ huyết áp nhanh, mạnh, khó kiểm soát. Tác dụng chống tăng huyết áp là do thuốc làm giảm sức căng ở cơ trơn các tiểu động mạch do đó làm giảm sức cản ngoại vi và làm giảm huyết áp. Trong trường hợp tăng huyết áp khẩn, khuyến cáo KHÔNG dùng Nifedipin giải phóng tức thời thường dùng là dạng nhỏ dưới lưỡi  (tên biệt dược thường gặp là Adalat 10 mg) do hạ huyết áp nhanh không chứng minh được lợi ích mà làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, thận và não.

 

 

Từ những năm 90, trên thế giới đã có những báo cáo ca nhồi máu cơ tim liên quan đến Nifedipine giải phóng tức thời.

 Nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy việc sử dụng Nifedipine giải phóng tức thời trong điều trị THA làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ trên bệnh nhân.

 JNC 6 (1997) nhấn mạnh, Nifedipine giải phóng tức thời rất khó kiểm soát tốc độ và mức độ hạ huyết áp, tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ quan, do đó sử dụng trường hợp THA khẩn cấp là không hợp lý.

 JNC 7 (2003) và 8 (2014) không còn đề cập tới vai trò của Nifedipine dưới lưỡi giải phóng tức thời trong cả huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp mạn tính

 

 

Đối tượng nghiên cứu

Thuốc nghiên cứu

Kết quả/Tác dụng bất lợi

16.069 bệnh nhân đột quỵ (Tuổi trung bình: 68)

Nifedipin
tác dụng ngắn

Bệnh nhân sử dụng Nifedipin tác dụng ngắn trong vòng 7 ngày trước đó có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2,5 lần so với người không dùng. (OR 2.56; 95% CI 1.96-3.37)

93 bệnh nhân THA >65 tuổi, không bệnh mạch vành

5mg Nifedipin
(Nhỏ dưới lưỡi)

– Hình ảnh thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ: 7,55%
– Biểu hiện đau ngực tương tự đau thắt ngực: 2,2%

13 bệnh nhân THA cấp tính

10mg Nifedipin (Nhỏ dưới lưỡi)

– Giảm tốc độ dòng chảy mạch não: 7,2%

  

 

                                                     

                                                    Nguồn tham khảo: Ths.DS Nguyễn Thị Hương – BVĐK tỉnh Quảng Trị.

                                                                                                              Tổng hợp: DS. Phạm Lý Vân Thanh.