
|
Chi tiết tin
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TRONG NGÀNH Y TẾ
SỞ Y TẾ VĨNH LONG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /KH-BVĐK |
Lộc Hòa, ngày 18 tháng 9 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
Triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, quy định nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”;
- Văn bản số 16/LĐCP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính Phủ về việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên toàn quốc;
- Căn cứ công văn số 837/KH-BYT, ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ y tế về triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế;
- Căn cứ vào chỉ thị 08/CT-BYT Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế;
- Căn cứ vào công văn số 1889/KHTC- SYT ngày 04 tháng 9 năm 2019 về việc triển khai thực hiện chỉ thị 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa;
Nay Bệnh viện đa khoa Khu vực Hòa Phú xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế như sau:
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Triển khai sâu rộng chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế tới cơ quan, đơn vị để thực hiện.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bệnh viện; sự phối hợp tham gia của người bệnh, người nhà người bệnh; các cấp, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của đơn vị; trong đó phải có các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu và mốc thời gian thực hiện
đối với các hoạt động sau đây:
- Tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống; sử dụng các vật dụng sinh hoạt, các dụng cụ, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định và các hoạt động chuyên môn y tế khác nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa.
- Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc ni lông khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị; tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.
- Phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và ni lông khó phân hủy trong đơn vị.
2. Đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị.
3. Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định.
4. Tổ chức quán triệt, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, truyền thông, vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị.
5. Tổ chức ký cam kết giữa Thủ trưởng đơn vị với Lãnh đạo các khoa, phòng, đơn vị cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế về việc giảm thiểu chất thải nhựa.
6. Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động y tế để bảo đảm an toàn cho người bệnh, cộng đồng và môi trường.
7. Bố trí kinh phí trong nguồn kinh phí được giao hàng năm của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện Chỉ thị.
8. Phát động phong trào thi đua và chủ động phát hiện, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị.
9. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; định kỳ hằng năm tiến hành tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về cơ quan quản lý cấp trên.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Giám đốc
Chỉ đạo quán triệt, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo đúng quy định. Đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị.
2. Phòng KHTH-VTTBYT
- Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa và công bố rộng rãi đến toàn thể nhân viên bệnh viện được biết.
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa, phối hợp với cơ quan truyền thông phổ biến tài liệu về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
- Định kỳ hằng năm tiến hành tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan quản lý cấp trên.
3. Phòng HCQT-TCCB
- Nghiên cứu tổ chức thực hiện việc phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định.
- Vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị.
- Tổ chức ký cam kết giữa Thủ trưởng đơn vị với Lãnh đạo các khoa, phòng, đơn vị cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế về việc giảm thiểu chất thải nhựa.
4. Phòng TCKT
Bố trí kinh phí trong nguồn kinh phí được giao hàng năm của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
5. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng:
Các khoa tự nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động y tế để bảo đảm an toàn cho người bệnh, cộng đồng và môi trường phù hợp với khoa mình, hằng năm báo cáo về những việc đã làm để giảm thiểu rác thải nhựa về Phòng KHTH.
- THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian:
- kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về phòng Kế hoạch tổng hợp trước ngày 15/12 hàng năm.
- Địa điểm:
Tất cả các khoa, phòng trực thuộc tại bệnh viện.
Trên đây là kế hoạch triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế của Bệnh viện đa khoa Khu vực Hòa Phú./.
Nơi nhận PHÓ GIÁM ĐỐC
- Các khoa, phòng;
- Lưu: VT, KHTH. (đã ký)
Phạm Trí Châu